Home Logo Gaming

Slider

HƯỚNG DẪN CHƠI CỜ TƯỚNG CHO NGƯỜI MỚI BẤT ĐẦU

Hướng dẫn chơi cờ tướng đơn giản, dễ hiểu cho người mới bắt đầu cũng chơi được sau khi đọc bài viết này
Nhắt đến môn cờ tướng thì đa số ai cũng biết, những không biết cách chơi và chiến thuật chơi như thế nào để thắng đối thủ, đối với cờ tướng thì chúng ta cần có một cái đầu thật lạnh để suy nghĩ biết được đường đi của đối thủ để di chuyển cờ mình sao cho hợp lý nhất và cần phải suy nghĩ như thế nào để cho đối phương bị chiếu bí.
Đọc như thế khá chắc megameStudio tin các bạn đã thấy nó không dễ tí nào đúng không, nhưng đến với Megamestudio sẽ hướng dẩn cho các bạn tất tần tật và dễ hiễu nhất về môn cờ tướng này nhé, Bất đầu thôi!!!.

1. Ký hiệu và tên gọi của các quân cờ trong cờ tướng

Tên của từng kí hiệu trên cờ
Trên bàn cờ tướng có 32 quân cờ được chia thành 16 quân đen và 16 quân đỏ (hoặc trắng), các quân cờ bao gồm: 5 quân Tốt, 2 quân Pháo, 2 quân Xe, 2 quân Mã, 2 quân Tượng, 2 quân Sỹ, 1 quân Tướng. Trên đây là hình dáng và tên gọi của các quân cờ trong cờ tướng.

2. Vị trí của các quân cờ trong bàn cờ

Sau khi đã biết các quân cờ thì các bạn cần phải biết cách sắp xếp các quân cờ vào bàn cờ tướng như hình:
Sông là biên giới giữa 2 bên, có một số quân cờ có thể qua sông còn lại thì không.

3. Luật chơi – cách di chuyển các quân cờ theo luật chơi

Quân Tốt: Quân Tốt khi chưa qua Sông thì nó di chuyển được mỗi đường thẳng, sau khi đã qua Sông thì Tốt có thể di chuyển theo chiều ngang và dọc. Nó chỉ di chuyển mỗi lần 1 ô và chỉ tiến lên không được lùi lại.
Tốt
Quân Pháo: Quân Pháo là quân tấn công khá mạnh, nếu nó kết hợp với quân Xe thì sẽ rất mạnh. Pháo di chuyển dọcngang bao nhiêu ô tùy ý nhưng nó ăn quân khác màu thì phải ăn qua 1 quân cản bất kỳ.
Pháo
Quân Tướng: Là quân cờ quan trọng nhất trên bàn cờ, mọi người cần cố gắng giữ quân Tướng của mình. Tướng chỉ di chuyển chiều ngang hoặc chiều dọc mỗi ô 1 lần nếu không bị cản và trong một vùng, vùng này nằm ở giữa của mỗi bên và có đường kẻ chéo được gọi là "Cung tướng".
Tướng
Quân Sỹ: Quân Sỹ là quân cờ phòng thủ, và như quân Tướng thì Sỹ cũng chỉ được di chuyển trong "Cung tướng" nhưng quân Sỹ di chuyển chéo, mỗi lần 1 ô nếu không bị cản bởi quân khác.

Sỹ

Quân Tượng: Quân Tượng cùng với Sỹ là hai quân phòng thủ, nó di chuyển chéo mỗi lần 2 ô nếu không bị cản và không được qua Sông.
Tượng
Quân Xe: Quân Xe là quân tấn công mạnh nhất trong các quân cờ, xe có thể di chuyển rộng khắp bàn cờ với đường đi dọc – ngang bao nhiêu ô tùy ý nếu không bị cản bởi quân cờ khác.
Xe

Quân Mã: Quân Mã di chuyển hơi phức tạp một chút, nó di chuyển theo hình chữ L (lên 2 ô và ngang 1 ô hoặc ngang 1 ô và lên 2 ô). Nếu có quân nào đang đứng ở 1 trong 2 góc của ô Mã đứng thì quân Mã sẽ không thể di chuyển lên góc của ô tiếp theo ở phía đó.

Ngựa

4. Hướng dẫn chơi cờ tướng

  • Hai người nhận quân của mình, một người cầm quân Đỏ và một người cầm quân Đen.
  • Mục đích của mỗi bên là Tướng của đối phương, người chơi tìm các cách để di chuyển các quân cờ của mình đúng luật (các quân cờ phải được di chuyển theo đúng cách di chuyển của nó được hướng dẫn ở trên) và ăn quân cờ của đối phương nếu cần thiết để chiếu bí Tướng của đối phương để dành thắng lợi.
  • Ăn quân: khi quân cờ di chuyển đến 1 vị trí mà vị trí đó quân cờ đối phương đang đứng thì quân đối phương sẽ bị ăn và được đưa ra khỏi bàn cờ và quân cờ của bạn sẽ đứng ở vị trí đó.
  • Chống tướng: hai quân Tướng của 2 bên không được nằm trên cùng một hàng dọc mà không có một quân cờ nào cản. Nước đi để hai Tướng trong vị trí chống tướng là nước cờ không hợp lệ.
  • Chiếu tướng: quân cờ của một bên di chuyển 1 nước làm cho Tướng đối phương có thể bị bắt bởi chính quân đó hoặc quân khác thì đó gọi là chiếu tướng. Gặp nước chiếu tướng thì bên bị chiếu phải tìm cách để Tướng không bị bắt tránh hết cờ.
  • Chiếu bí: chiếu bí cũng là một nước chiếu tướng nhưng bên bị chiếu không có khả năng đỡ.
  • Kết thúc của trận đấu:

Cờ thắng nếu:

  1. Chiếu bí được Tướng đối phương.
  2. Khi Tướng của đối phương bị vây chặt hết nước đi và các quân khác của đối phương cũng không thể di chuyển được thì tuy chưa bị chiếu hết, đối phương vẫn bị tuyên bộ thua cờ.
  3. Chiếu Tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho Tướng mình được.
  4. Bất kể tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước di, nếu không bị xử thua.
  5. Đối phương tự tuyên bố xin thua.

Cờ hòa nếu:

  1. Thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được Tướng đối phương.
  2. Một bên đề nghị hòa, bên kia đồng ý thì ván cờ được công nhận là hòa.
  3. Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.
Như vậy, đầu tiên các bạn chỉ cần nắm rõ từng quân cờ, ký hiệu và cách di chuyển của từng quân cờ. Sau đó là cách chơi và cách phân thắng, thua và cờ hòa. Khi các bạn đã thành thạo, các bạn mới bắt đầu tìm hiểu đến các thế cờ hay và nhiều thứ quan trọng khác. Chúc các bạn thành công!

0

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét

© MeGameStudio